Nghề làm đèn lồng truyền thống của người dân phố Hội
Nếu ai đã từng một lần đặt chân đến Hội An, được tận mắt nhìn ngắm dấu ấn kiến trúc từ thời xa xưa, được đắm mình, trải nghiệm không gian trầm mặc và yên tĩnh từng ngóc ngách, con phố thì chắc hẳn luôn mong muốn được một lần quay lại để chiêm nghiệm thêm lần nữa. Tuy nhiên, sức hút của vùng đất hạ lưu sông Thu Bồn không chỉ vỏn vẹn từng thứ ấy, Hội An còn giữ chân người ở lại, níu chân người phương xa bằng tấm chân tình chân chất của người miền Trung, tinh hoa ẩm thực đặc sắc, hoạt động giải trí mang đậm bản sắc truyền thống, đặc biệt là nét bình dị, giản đơn nhưng không kém phần lung linh, rực rỡ của những chiếc đèn lồng. Bởi lẽ, khi nhắc đến xứ Hội, không thể bỏ qua lồng đèn Hội An, không thể lãng quên nghề làm đèn lồng truyền thống của người dân phố Hội được lưu truyền, gìn giữ từ thời xa xưa, phát huy đến tận bây giờ.
Tại Hội An, nghề làm đèn lồng là nghề truyền thống sở hữu bề dày lịch sử lâu đời nhưng phải đến khi phố cổ được công nhận là di sản văn hóa thế giới, được nhiều người biết đến, thu hút khách du lịch thì sau một thời gian nghề này có dấu hiệu mai một mới được hồi sinh, thăng hoa cho đến tận bây giờ. Không chỉ nằm ở danh tiếng, đèn lồng Hội An thực sự là cả một tác phẩm nghệ thuật được lựa chọn cẩn thận từ vật liệu cho đến thực hiện các công đoạn chế tác.
Nguyên liệu chính làm khung đèn là tre, tre được chọn phải là tre già đúng độ, ngâm muối trong vòng mười ngày để chống mối mọt và tăng cường độ chắc chắn rồi mới chẻ nhỏ, phơi mình dưới cái nắng gay gắt xứ Hội miền Trung cho đủ khô để vót lại thành những thanh tre mảnh, chắc để đan tạo phần khung, định hình kích thước và kiểu dáng của đèn. Vải được chọn để bọc đèn thường là vải lụa tơ tằm hoặc vải trơn với màu sắc đa dạng từ trầm, tươi sáng đến lung linh rực rỡ. Sở dĩ, người nghệ nhân nơi đây có yêu cầu cao về vải bọc bởi lẽ để khi căn dán đặc biệt là ở các góc cong vải không bị rách và chịu đựng được sự thay đổi thời tiết khi sử dụng ngoài trời. Công đoạn cuối cùng để hoàn thành một chiếc đèn lồng Hội An, những người thợ phải cắt tỉa cẩn thận, kiểm tra tổng thể rồi lắp chuôi đèn được làm bằng tơ nhân tạo gắn với viên gỗ tròn trĩnh, sắc nét.
Không dừng lại ở việc nâng cao tay nghề, tăng cường tính cẩn thận, tỉ mỉ mà những nghệ nhân nơi đây còn phát huy sáng tạo của riêng mình. Từ việc cho ra mắt nhiều hình dáng, phối hợp nhiều họa tiết, màu sắc, tạo sự phong phú và gần gũi cho sản phẩm. Thân thiện và quen thuộc với con người cho đến thành quả nghiên cứu, sáng tạo những kiểu đèn có thể xếp gọn, mang đi xa giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm, làm quà khi đặt chân đến Hội An.
Ý thức hiểu và trân trọng thành quả mà mỗi người nghệ nhân làm đèn mang đến, tại Hội An vào đêm 14 âm lịch hàng tháng phố cổ như được khoác lên mình lớp áo lung linh, huyễn hoặc. Các tuyến đường ven sông Hoài thuộc phố cổ như Trần Phú, Lê Lợi, Bạch Đằng đều cấm lưu thông xe từ 16 giờ chìm trong bóng tối nhường “ đất diễn ” cho nét tinh hoa, thứ ánh sáng huyền ảo của đèn lồng Hội An. Thêm vào đó là hội thả đèn hoa đăng trên sông Hoài mà bất kì du khách đặt chân đến đây đều phải một lần trải nghiệm bởi lẽ tục lệ truyền thống mà chúng còn chất chứa, bao hàm ý nghĩa sâu xa, mang đậm tính nhân văn.
Với vẻ đẹp cộng thêm ý nghĩa thiêng liêng quý giá ấy, đèn lồng Hội An xứng đáng là một tác phẩm đáng được gìn giữ. Những người nghệ nhân làm đèn đáng được tôn vinh và trân trọng. Chính vì những lí lẽ đó, Đèn lồng Việt cung cấp các dòng sản phẩm đèn lồng Hội An được làm bằng phương pháp thủ công và cả sự nhiệt huyết, yêu nghề bởi lẽ những sản phẩm ấy không chỉ đơn giản là vật trang trí mà nó còn biểu trưng cho tiếng nói, tấm lòng của người dân phố Hội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Đèn lồng Hội An còn là con đường mở ra để khẳng định giá trị thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.
Thông tin liên hệ:
|
|
Nguồn: Đèn lồng Việt