Đèn lồng Hội An mùa Trung thu Việt Nam
Đèn lồng Hội An được sử dụng nhiều vào những dịp lễ hội và những ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam nhất là vào dịp Tết trung thu. Vào những ngày này, những chiếc đèn lồng đầy màu sắc mang ánh sáng ấm áp được trang trí khắp các đường phố, trong các cửa hàng và tràn ngập khắp mọi nơi như đang tô điểm nét đẹp đầy duyên dáng và đặc trưng cho ngày Tết đoàn viên nơi đất Việt này.
Được biết đến như một dịp gia đình sum họp bên mâm bánh cùng nhau nhâm nhi tách trà ngắm trăng, từ bao đời, vào ngày này cả gia đình lại được dịp quây quần bên nhau, đám con nít thì thích thú với những chiếc đèn lồng đầy hình dáng: nào là ông sao, chiếc thuyền, hoa sen, nào là con gà, con thỏ… rồi hớn hở thắp đèn rồi “rồng rắn” nối đuôi nhau ca vang khắp phố phường. Đến vào rằm tháng Tám âm lịch, độ giữa mùa thu – mùa mát mẻ nhất trong năm, Tết Trung Thu, hay còn được gọi là “Tết Trông Trăng” (Tết Đoàn Viên) mang đến nhiều ý nghĩa truyền thống tốt đẹp.
Ngày nay, hình ảnh chiếc đèn lồng không chỉ là tuổi thơ của con trẻ, mà còn mang ý nghĩa đặc trưng cho Tết Trung Thu. Dù đã có nhiều loại đèn chạy bằng pin, đủ kiểu dáng thay thế, nhưng cứ độ tháng 8, tháng 9, chỉ cần thấy những chiếc lồng đèn Trung thu được treo trên đường phố, trong những gian bán hàng, trong chúng ta đã thấy nôn nao với tín hiệu của mùa “Tết” đến. Nổi bất nhất, hẳn là những chiếc lồng đèn truyền thống đến từ Hội An – cái nôi của những ánh sáng ấm áp nhất.
Nếu ai đã từng có dịp đón Tết Trung Thu tại Hội An, chắc cũng nhận ra rằng Hội An mùa Tết Đoàn Viên không ồn ào, náo nhiệt như bao nơi khác. Sự thanh bình, tĩnh lặng của nơi phố cổ không vì bất cứ điều gì mà bị xáo trộn. Tiếng cười rộn vang, tiếng chuyện trò hòa lẫn với tiếng múa lân, ánh sáng từ những chiếc đèn lồng Hội An chiếu rọi được gói gọn lại khiến cho tết đoàn viên thêm tròn đầy và ý nghĩa hơn .
Đèn lồng Hội An được sử dụng nhiều vào những dịp lễ hội và những ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam nhất là vào dịp Tết trung thu. Vào những ngày này, những chiếc đèn lồng đầy màu sắc mang ánh sáng ấm áp được trang trí khắp các đường phố, trong các cửa hàng và tràn ngập khắp mọi nơi như đang tô điểm nét đẹp đầy duyên dáng và đặc trưng cho ngày Tết đoàn viên nơi đất Việt này.
Đối với người dân Hội An, chiếc đèn lồng và cũng như nghề làm đèn được xem là niềm tự hào bao đời của nơi phố cổ. Tuy nhiên, điều làm nên nét đặc sắc của đèn lồng Hội An phải kể đến việc sản xuất phải trải qua giai đoạn thủ công từ khâu chọn tre và xử lý tre. Với sự khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân lành n
ghề, từ những nan tre tưởng chừng như không có gì khác biệt lại tạo nên hàng chục loại hình dáng cho mỗi chiếc đèn lồng Hội An. Vải bọc đèn lồng Hội An nhất định phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, có độ co giãn để khi căng không bị rách và người thợ căng vải cần có kỹ thuật để thẳng góc ở những đoạn cong.
Không những vậy, mỗi dáng vẻ và màu sắc của đèn lồng đều mang một ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như đèn tròn là dáng vẻ cơ bản tượng trưng cho sự hài hòa, tròn đầy cân đối, biểu tượng của sự ấm áp và yên bình. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đèn lồng Hội An ngày càng đa dạng về kiểu dáng như hình bát giác, trái bí, củ tỏi, hình rồng được thu gọn mang đi đem lại sự thích thú, ấn tượng mạnh mẽ đối với bất kì ai đến với Hội An.
Đèn lồng Hội An được xem như nét chấm phá, tô điểm cho vẻ đẹp cổ kính nơi đây. Các sản phẩm lồng đèn đủ kiểu dáng và màu sắc có mặt ở khắp nơi từ đình, chùa từ các quán ăn lớn bé đến các khách sạn xa hoa. Đó cũng là cách mà người dân Hội An cũng như Đèn Lồng Việt ra sức giữ gìn, phát huy nét truyền thống vốn có được bao năm của cha ông để lại và hơn hết đưa các sản phẩm mà chúng tôi tâm huyết đến với người Việt và du khách gần xa .
Nguồn: Đèn lồng Việt