Khám phá lễ hội Trung thu trên khắp thế giới
Khắp nơi từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, đến Việt Nam…, người dân hiện đang nô nức chuẩn bị cho tết Trung thu. Nhưng ở mỗi nước, ngày tết đặc biệt này có một bản sắc riêng.
Nhật Bản: Tết Trung thu ăn xôi nắm
Ở Nhật Bản, lễ hội Trung thu ngày rằm tháng 8 nông lịch (âm lịch) được gọi là “thập ngũ dạ” (đêm mười lăm) hoặc “Trung thu danh nguyệt” (Trung thu trăng sáng). Người Nhật Bản cũng có tập tục ngắm trăng vào ngày này. Tiếng Nhật gọi là “nguyệt kiến” (ngắm thấy ánh trăng). Tập tục ngắm trăng của Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc, hơn 1000 năm trước, sau khi truyền vào Nhật Bản, tại đây, bắt đầu xuất hiện phong tục tập quán vừa ngắm trăng, vừa mở tiệc, được gọi là “quan nguyệt yến” (tiệc ngắm trăng).
Lễ hội trung thu của người Nhật Bản
Tết Trung thu, người dân Trung Quốc thường ăn nguyệt bính (bánh mặt trăng). Người Nhật Bản lúc thưởng nguyệt, thì ăn xôi nắm, gọi là “nguyệt kiến đoàn tử” (bánh ngắm trăng).
Do thời gian này trùng với mùa vụ thu hoạch các loài cây trồng của người nông dân, để bày tỏ sự biết ơn ân đức đối với thiên nhiên đất trời, người Nhật Bản đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng.
Mặc dù, sau thời Minh Trị Duy Tân (khoảng cuối thế kỷ 19), Nhật Bản đã hủy bỏ nông lịch, đổi thành dương lịch, nhưng cho đến nay khắp nơi trên đất nước Nhật Bản vẫn còn gìn giữ tập tục ngắm trăng vào đêm Trung thu, một vài tự viện và đền thờ vẫn tổ chức hội ngắm trăng đặc biệt vào dịp lễ này.
Triều Tiên: Lễ hội đêm Thu
Người Triều Tiên gọi tết Trung thu là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Ngày này, họ lấy bánh nướng xốp (muffin) làm đồ ăn cho ngày lễ hội. Nhà nhà hấp bánh và rồi họ lại biếu tặng cho nhau. Hình dạng bánh nướng xốp giống như bán nguyệt- nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,…Vì lúc hấp, đệm lót có sự giãn nở nên có tên gọi như vậy.
Đến lúc trời sập tối, họ cùng nhau vừa thưởng nguyệt, vừa tiến hành thi kéo co, vật, hoặc biểu diễn ca múa. Các cô gái trẻ mặc những chiếc trang phục đẹp lộng lẫy trong ngày lễ hội, vui vầy dưới gốc đại thụ, cùng chơi trò chơi đu dây.
Việt Nam: Tết Trung thu cho trẻ em
Lúc tết Trung thu sắp đến gần, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai cuộc đua về bánh Trung Thu cùng đồ chơi, làm cho không khí ngày lễ hội trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam trở nên tưng bừng, rộn rã hẳn lên.
Khác với tết Trung thu Trung Quốc, tết Trung thu Việt Nam là một ngày lễ hội chủ yếu dành cho trẻ em. Bánh Trung thu đủ kiểu, với nhiều hương vị khác nhau, cùng với lồng đèn thiên hình vạn trạng, đồ chơi muôn màu muôn vẻ, cho đến các lọai thức ăn đồ uống,… không thiếu thứ gì trên thị trường, đáp ứng những ước ao của các em nhỏ trong ngày lễ hội.
Singapore: Tết Trung – dịp hút du khách
Singapore là quốc gia với phần đông dân số là người Hoa. Về ngày lễ hội Trung thu mỗi năm tổ chức một lần, truyền thống này, xưa nay vô cùng được coi trọng. Đối với người Hoa thuộc quốc gia Singapore mà nói, ngày tết Trung thu là một dịp trời ban, giúp kết nối, hàn gắn tình cảm, bày tỏ lòng biết ơn.
Giữa những bạn bè thân thuộc, các đối tác làm ăn cùng trao tặng bánh Trung thu cho nhau, mượn dịp này bày tỏ lời thăm sức khỏe và gửi lờ
Trung thu trên đường phố Singapore
Singapore là một thành phố du lịch, lễ hội Trung thu chắc chắn là một cơ hội tuyệt vời để thu hút khách du lịch. Hàng năm, lúc cận kề ngày hội Trung thu, Orchard Road, con đường mua sắm du lịch nổi tiếng của Singapore, sông Singapore, khu phố Hoa), Dụ Hoa Viên (Yue Hwa Park),…đều được tân trang, như khoác lên mình chiếc áo mới, hoa đăng rực sáng về đêm.
Trung thu năm ngoái nổi bật với một ngọn đèn rồng hình áng mây khổng lồ, dài 300m, cao 4,5m, bên bờ sông Singapore.
Malaysia, Philippines: Hoa kiều và người Hoa luôn nhớ đến ngày tết Trung thu
Ăn bánh mặt trăng, ngắm trăng, xách đèn lồng diễu hành là tập tục lễ hội Trung thu được lưu truyền từ xưa đến này của người Hoa tại Malaysia. Khi lễ hội Trung thu đến gần, các doanh nghiệp có cửa tiệm lâu năm trên khắp Malaysia tấp nập đưa các loại bánh mặt trăng với đủ màu sắc ra giới thiệu khách hàng. Các cửa hàng bách hóa tổng hợp lớn trong thủ đô Kuala Lumpur đều dựng nên quầy chuyên bán bánh mặt trăng, các loại quảng cáo về bánh mặt trăng tràn ngập trong báo chí, cũng như trên truyền hình, tạo nên một không khí nhộn nhịp cho ngày lễ hội Trung thu.
Gần đây, người Hoa một số nơi ở Kuala Lumpur đã tổ chức cuộc diễu hành đèn lồng chào mừng lễ hội Trung thu, ngoài múa rồng, múa sư tử ra, đoàn xe hoa chở “Hằng Nga”, “thất tiên nữ” ngao du giữa phố phường, các nghệ nhân và thanh niên phục sức lộng lẫy, múa hát rộn rã.
Tết Trung thu là một ngày lễ hội truyền thống được Hoa kiều và người Hoa sống ở Philippines vô cùng coi trọng. Khu phố người Hoa (Chinatown) Manila- thủ đô Philippines náo nhiệt tưng bừng. Hoạt động chào mừng lễ hội Trung thu bao gồm các hoạt động như diễu hành múa rồng, diễu hành trang phục dân tộc, diễu hành đèn lồng và diễu hành xe hoa.
Thái Lan: Khánh nguyện trăng vái lạy tám vị tiên
Người dân Thái Lan gọi tết Trung thu là “Kỳ nguyệt tiết” (lễ hội cầu nguyện trăng). Điều này rất đúng với tên gọi của nó, và rõ ràng nó chịu sự ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. Người người ngồi ngay ngắn trước một chiếc bàn lớn, đặt tượng Bồ Tát quan Thế Âm Nam Hải, cầu nguyện, trao cho nhau những lời chúc phúc.
Miến Điện: Rực rỡ lễ hội Ánh sáng
Vào “nguyệt viên nhật” (ngày trăng tròn) tháng 8, người Miến Điện sẽ thắp lên những ngọn đèn đuốc sáng rực, để chào mừng ánh sáng sắp tràn về trong lễ hội Ánh sáng. Người dân thức đến thâu đêm suốt sáng mở truyền hình, diễn thoại kịch, múa rối, nhảy múa hát ca. Trong Phật tháp còn có các hoạt động bố thí cơm chay với quy mô lớn diễn ra rất nhộn nhịp.
Campuchia: Lễ hội vái lạy trăng
Vào ngày 15 thượng huyền (trăng lưỡi liềm- từ mồng bảy đến mồng tám âm lịch hàng tháng có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm) tháng 12 Phật lịch, người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.
Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhết vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.
Lào: Lễ hội trăng phước lành
Người Lào gọi tết Trung thu là “Nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.
Phước Tâm- Huỳnh Ngọc
Theo dantri.com.vn
2 thoughts on “Khám phá lễ hội Trung thu trên khắp thế giới”