Đèn lồng treo nhà cổ
Dù trải qua bao thời đại, biết bao sự thay đổi về tư duy và quy mô thiết kế nhưng những ngôi nhà cổ vẫn như “cây đại thụ” lâu năm trong kiến trúc Việt Nam bởi lẽ nó phản ánh được sự tài hoa, văn hóa và giá trị truyền thống của dân tộc từ bao đời. Để gìn giữ nét đẹp ấy, các gia chủ không chỉ chú trọng vào trang trí nội thất mà còn quan tâm đến việc bố trí ánh sáng sao cho vừa là vật chiếu sáng vừa là vật trang trí hòa hợp với không gian đậm nét cổ xưa ấy. Và đèn lồng treo nhà cổ chính là sự lựa chọn lý tưởng cho không gian ấy.
Với mong muốn gìn giữ và lưu truyền nét đẹp đến muôn đời nên những chiếc đèn được lựa chọn để treo trong nhà cổ thường là những chiếc đèn lồng, nổi bật trong số đó phải kể đến lồng đèn Hội An. Lý do mà người ta ưa chuộng và lựa chọn đèn lồng Hội An treo nhà cổ có lẽ vì ý nghĩa mà nó mang lại, tượng trưng cho những gì may mắn, hạnh phúc và bình an. Thêm vào đó là đẹp trong cách làm, những chiếc đèn lồng ấy hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công có từ lâu đời cộng thêm sự tài hoa, lòng đam mê, nhiệt huyết của những người nghệ nhân.
Để có được một thành phẩm ra mắt người tiêu dùng, những người thợ phải chuẩn bị thật tốt từ khâu chọn tre. Tre được chọn phải là tre già đúng độ, được ngâm nước muối 10 ngày, chẻ nhỏ, phơi khô dưới cái nắng giòn tan rồi vót thành nan sao cho thật khéo để tạo khung cho đèn. Tiếp đến là khâu chọn vải, tuyệt đối phải đảm bảo vải có độ co giãn và bền bỉ như vải lụa, phi bóng để khi dán và căng vải không bị rách, giữ nguyên nếp. Sau khi hoàn tất khâu bọc vải, người nghệ nhân sẽ cắt tỉa rồi gắn chuôi đèn vào. Những chiếc đèn lồng Hội An ngày nay tuy được cách điệu, vô cùng đa dạng về hình dáng, màu sắc nhưng có một điều chắc rằng, chúng vẫn mang trong mình hơi thở của những ngày tháng năm xưa trong thời đại đổi mới và tân tiến bấy giờ. Bởi lẽ, sứ mệnh của chúng là truyền tải những gì tinh hoa, quí báu nhất của cuộc đời một người nghệ nhân chế tác và bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất đi.
Kiến trúc nhà cổ ở Việt Nam thường được xây dựng theo lối cơ bản từ những chất liệu quen thuộc như gỗ lim, gỗ mít, bạch đàn và thường là nhà ba gian để sinh hoạt, tiếp khách, thờ cúng cộng thêm khoảng sân rộng để nghỉ ngơi, thư giãn hay chăm sóc chim chóc, cây cảnh. Trong không gian cổ điền và xưa cũ của kiến trúc nhà cổ ấy, thì việc lựa chọn màu sắc và phối hợp ánh sáng của đèn cũng không kém phần quan trọng. Hãy khéo léo lựa chọn, phối những gam màu tươi sáng, nhã nhặn hòa hợp với ánh sáng tự nhiên. Phổ biến trong số đó là gam màu vàng tạo sự ấm cúng, nhẹ nhàng, sang trọng và tinh tế. Nếu muốn nổi bật hơn một chút, các gia chủ có thể kết hợp những gam màu rực rỡ như đỏ tươi, tím huế để không gian thêm phần lung linh, rực rỡ khi đêm về. Khi phối màu cho nhà cổ, hãy nhớ rằng chúng phải hòa hợp với tổng thể, thể hiện được thần thái vốn có của kiến trúc, tuyệt đối tránh trường hợp kết hợp màu và ánh sáng không phù hợp và lệch lạc với không gian đi ngược lại những gì sẵn có của căn nhà.
Với những lí do trên cộng thêm sự thấu hiểu, nắm bắt và niềm đam mê vào nghệ thuật làm đèn lồng Hội An, Đèn lồng Việt tự hào ra mắt những sản phẩm đèn lồng treo nhà cổ được chú trọng chất lượng, gia công cẩn thận từ đôi bàn tay của những người thợ lành nghề. Chúng tôi hi vọng rằng, những sản phẩm đèn lồng Hội An do Đèn lồng Việt giới thiệu sẽ đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Hơn hết, góp phần tạo dựng và duy trì vẻ đẹp truyền thống, tinh tế, thanh lịch của những ngôi nhà cổ có tuổi đời trăm năm, gắn liền vào bao thế hệ con cháu trong mỗi gia tộc.
Nguồn: Đèn lồng Hội An