Xuất xứ lồng đèn Hội An
Từ lâu, Hội An đã là một điểm đến không thể bỏ qua đối với khách du lịch thập phương. Và khi đặt chân lên đất phố cổ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi những căn nhà mái ngói âm dương, những dãy phố rất cổ xưa, đặc biệt là những chiếc đèn lồng Hội An với kiểu dáng và màu sắc rực rỡ. Hội An vốn nổi tiếng là cái nôi của đèn lồng thuần Việt được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng với nghề làm đèn lồng đã trở thành một nghề đặc sắc riêng của phố cổ. Nhưng có lẽ trong chúng ta không nhiều người biết đến xuất xứ, nguồn gốc của những chiếc đèn lồng lung linh ấy.
Đến Hội An, đặc biệt là những dịp lễ tết, ngày rằm, du khách thập phương sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của những chiếc đèn lồng đủ kiểu dáng và màu sắc. Đi dạo dọc theo bờ sông Hoài thơ mộng, khung cảnh bên bờ được vẽ lên bởi những ánh đèn lồng huyền ảo, khiến cho du khách như lạc vào miền cổ tích. Đi khắp các địa điểm, các di tích lịch sử văn hóa lâu đời như chùa Ông, chùa Cầu, các hội quán xưa của Trung Quốc, Nhật Bản… và hầu khắp các khách sạn, quán xá, hè phố… đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những chiếc đèn lồng Hội An đầy màu sắc như một đứa con tinh thần không thể thiếu của người dân phố cổ.
Hội An vốn là một điểm giao thương sầm uất, không chỉ là nơi giao lưu buôn bán mà còn là nơi giao thoa của các nền văn hóa như Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bản, Tây Âu… vậy nên giờ đây người ta cũng chưa thể xác định rõ được nguồn gốc đèn lồng Hội An chính xác là từ đâu. Chỉ biết người dân Hội An vẫn truyền miệng với nhau rằng: đất Hội An xưa có ông tổ làm đèn lồng tên là Xã Đường sống cách đây hơn 4 thế kỉ.
Thuở đầu, vật liệu làm nên đèn lồng cũng hết sức đơn giản và chưa phổ biến, nguyên liệu chủ yếu là nan tre và vải lụa. Tre được lựa chọn là loại tre già, được ngâm kĩ với nước muối từ 1 đến 2 tuần để chống mối mọt và tăng độ dẻo, tiếp đến tre được phơi khô vót mỏng sao cho phù hợp với kích cỡ của mỗi loại đèn. Vải lụa tơ tằm có độ dai nên khi căng trên khung, vải không bị rách. Ngoài ra để tạo phong cách riêng cho mỗi chiếc đèn lồng, ta có thể quét sơn hay véc ni, kết tua đèn, uốn dây thép làm chỗ treo đèn theo ý muốn. Ngày nay, các nghệ nhân làm đèn lồng vẫn không ngừng sáng tạo cho ra nhiều loại đèn đa dạng về màu sắc và mẫu mã, có khả năng chống lại nắng mưa, giúp nâng cao chất lượng và tuổi thọ của đèn.
Nếu như trước kia, đèn lồng được làm ra với mục đích trang trí trong nhà những dịp lễ tết hay rằm thì hiện nay, nghề làm đèn lồng Hội An đã ngày một phổ biến rộng rãi hơn với mong muốn mang lại cho người người, nhà nhà những chiếc đèn lồng đậm màu sắc truyền thống Việt nhưng cũng không kém phần hiện đại. Không chỉ với không gian nhà ở mà đèn lồng Hội An còn được trang trí ở các nhà hàng, biệt thự cổ.
Rời Hội An, du khách sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp giản dị mà trang nhã của những chiếc đèn lồng được tạo nên từ bàn tay khéo léo của nghệ nhân nơi đây. Nó tạo nên một nét đặc trưng riêng, một điểm nhấn đặc sắc cho phố cổ Hội An đồng thời còn mang một vẻ đẹp đậm chất truyền thống và bình dị của người dân nơi đây.
Đến với Đèn lồng Việt bạn không chỉ được lựa chọn được những sản phẩm đèn lồng Hội An chất lượng, đa dạng màu sắc, kiểu dáng mà còn được tư vấn miễn phí về thiết kế trang trí đèn lồng theo từng không gian, từng địa điểm và từng mục đích sử dụng.
Từ khoá: den long hoi an, den long, den long tre, den long vai
Thông tin liên hệ:
|
|
Nguồn: Đèn lồng Việt
One thought on “Xuất xứ lồng đèn Hội An”