Single Blog

Tết trung thu trong lòng người Việt Nam

Ở Việt Nam, tương ứng với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông là bốn cái tết: Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu và Tết Trùng Thập. Nhưng trong các lễ Tết đó thì cái tết mà trẻ con và cả người lớn háo hức nhất, chờ đón nhất vẫn là Tết Trung Thu.

Trong lòng người Viêt Nam, Tết Trung Thu có ý nghĩa rất to lớn. Đêm trăng  thanh gió mát rằm tháng Tám là dịp để bà dắt cháu, chị dắt em, bố dắt con cùng nhau ngắm cảnh thu tạo nên sự nhộn nhịp và ấm áp biết bao.

3. Tet trung thu trong long nguoi Viet Nam

Tết trung thu trong lòng người Việt Nam

Người Việt Nam quan niệm rằng, Tết Trung thutết của tình thân. Vào những ngày này, những thiên thần bé nhỏ được sự chuẩn bị, chăm sóc của người lớn. Trẻ em phá cỗ trông trăng và mơ màng về hình bóng chú Cuội dưới gốc cây đa nơi chị Hằng dịu dàng, yêu thương tràn ngập. Đây cũng là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc, quí mến và tình yêu thương của cha mẹ với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Ngoài ra, đây còn là dịp để người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Tết trung thu trong lòng người Việt Nam

Tết trung thu trong lòng người Việt Nam

Vào đêm Tết Trung thu, nếu trẻ con trông trăng để bay bổng cùng cây đa, chú Cuội thì người lớn lại trông trăng kiếm tìm hy vọng cơm áo năm sau. Người xưa đón định mùa vụ qua ánh trăng đêm Trung thu bằng kinh nghiệm dõi theo chu kỳ của tạo hóa, như: trăng màu vàng trúng mùa tằm tơ, trăng xanh lục báo hiệu thiên tai, trăng màu cam đất nước thái bình thịnh trị hay “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa”. Nhưng dù điềm lành hay điềm dữ, thì con người vẫn luôn đồng hành, say đắm cùng trăng quanh năm suốt tháng, người và trời đất tự nhiên hòa hợp, đó mới chính là nét văn hóa đặc sắc và thú chơi tao nhã, trong lành, hiền dịu của người Việt Nam ta từ xưa đến nay.

Trong mâm cỗ cúng trăng của người Việt bao gồm: bánh trung thu, kẹo, trái cây, trà và các loại bánh trái khác nữa. Đồ chơi Tết Trung thu thuở xa xưa chủ yếu là đèn ông sao, mặt nạ thú, trống ếch, trống bỏi, đèn kéo quân, đèn lồng… Đêm Trung Thu, nhịp trống quân thùng thình, thùng thình cùng với ánh đèn ông sao mờ ảo, pha lẫn chút mùi thơm ngọt ngào và thấm đẫm của hương cốm, hương bưởi, hương ổi, hương hồng. Đặc biệt người Việt còn tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu bởi vì người ta quan niệm con Lân tượng trưng cho điềm lành. Tất cả những hình ảnh này luôn luôn đọng lại trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam mỗi khi nhớ về đêm Trung thu, đêm đoàn viên và đêm của tình yêu thương gia đình.

2. Tet trung thu trong long nguoi Viet Nam

Tết trung thu trong lòng người Việt Nam

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa đối với người Việt Nam. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Vì vậy,chúng ta cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

Thông tin liên hệ:

  • HỘI AN – 0905.223.659
  • Cơ sở sản xuất đèn lồng Hoàng Lê
  • Địa chỉ: 424 Hùng Vương, Hội An, Quảng Nam
  • Điện thoại: 05103.863.490
  • Di động: 0905.223.659 – 0935.863.149
  • Email: [email protected]
  • Website : http://denlongviet.vn
  • TP. HỒ CHÍ MINH – 0989.474.918
  • Cửa hàng và VP đại diện
  • Địa chỉ:  176 Lê Văn Sỹ (lầu I), P10, Phú Nhuận
  • Điện thoại: 0839.919.302
  • Di động: 0989.474.918
  • Email: [email protected]

 Nguồn: Đèn lồng Việt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *