Single Blog

Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu

Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của Tết Trung Thu. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết nguồn gốc tết trung thu là thế nào thì có thể tham khảo bài viết sau.

1. Tet trung thu co nguon goc tu dau

Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng, không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Vì thế khi về tới hoàng cung, nhà vua đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

2. Tet trung thu co nguon goc tu dau

Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu

Câu chuyện thứ hai kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu. Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với phong tục người Việt.

Ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Tet trung thu bat nguon tu dau (3)

Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu

Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang – trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng.

Bên cạnh đó còn có các sự tích liên quan đến tết Trung Thu hay Rằm tháng 8 như nhiều câu chuyện sự tích Hậu Nghệ khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu để đọc thêm về những câu chuyện đặc sắc này.

Dù cho Trung Thu có từ nhiều nguồn gốc trong những câu chuyện kể khác nhau, thì cái Tết này vẫn luôn thực sự có ý nghĩa đối với tất cả thiếu nhi và đối với bất kì ai trưởng thành đều có những kí ức riêng mang theo suốt cuộc đời.

Thông tin liên hệ:

  • HỘI AN – 0905.223.659
  • Cơ sở sản xuất đèn lồng Hoàng Lê
  • Địa chỉ: 424 Hùng Vương, Hội An, Quảng Nam
  • Điện thoại: 05103.863.490
  • Di động: 0905.223.659 – 0935.863.149
  • Email: [email protected]
  • Website : http://denlongviet.vn

 

  • TP. HỒ CHÍ MINH – 0989.474.918
  • Cửa hàng và VP đại diện
  • Địa chỉ: 176 Lê Văn Sỹ (lầu I), P10, Phú Nhuận
  • Điện thoại: 0839.919.302
  • Di động: 0989.474.918 – 0935.863.149
  • Email: [email protected]

Nguồn: Đèn lồng Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *